Hướng dẫn cấu hình DDNS trên Mikrotik với No-IP

No‑IP (thuộc Vitalwerks Internet Solutions, LLC, trụ sở tại Reno, Nevada) là một nhà cung cấp dịch vụ DNS & DDNS nổi tiếng, ra mắt từ năm 1999–2000. No‑IP cho phép bạn gán một hostname cố định (ví dụ: yourname.no‑ip.org) cho địa chỉ IP động — khi IP thay đổi, phần mềm Dynamic Update Client hoặc thiết bị hỗ trợ sẽ tự động cập nhật để hostname luôn trỏ đúng đến IP hiện tại.

Dịch vụ của No‑IP gồm:

  • Free Dynamic DNS: cung cấp miễn phí 1 hostname, phù hợp để truy cập camera, server, hoặc máy chủ từ xa nhà.

  • Managed DNS trả phí: đảm bảo hệ thống tên miền hoạt động ổn định, sử dụng mạng Anycast với hơn 100 điểm trung chuyển toàn cầu để giảm downtime .

  • Các dịch vụ bổ sung khác như đăng ký tên miền, email, chứng chỉ SSL và giám sát server.

Với hơn 30 triệu người dùng trên toàn thế giới, No‑IP là lựa chọn đáng tin cậy để truy cập từ xa và quản trị DNS cả cá nhân lẫn doanh nghiệp.

Trong bài viết trước, POWERNET đã hướng dẫn bạn cấu hình Proxy trên Mikrotik, bài viết hôm nay POWERNET sẽ hướng dẫn bạn cấu hình dịch vụ DDNS (Dynamic DNS) với No-IP dể bạn có thể dễ dàng truy cập vào Mikrotik từ xa, không cần phải nhớ IP Public của từng cụm Proxy.

Hướng dẫn cấu hình Proxy dân cư trên Router Mikrotik

Bước 1: Tạo tài khoản No-IP và tạo Hostname DDNS

  1. Đầu tiên bạn cần tạo 1 tài khoản trên trang No-IP.com
  2. Sau khi tạo tài khoản và đăng nhập vào trang No-IP, bạn vào mục DDNS & Remote Access > No-IP Hostname > Create Hostname. Sau đó bạn điền các thông tin như sau
    • Tại mục Hostname bạn điền tên DDNS bạn muốn tạo, ví dụ proxydancu
    • Tại mục Domain bạn chọn Domain mà No-IP cung cấp miễn phí, ví dụ mình chọn là  ddns.net
    • Tại mục Record type bạn chọn DNS Host (A)
    • Tại mục IPv4 Address bạn điền IP 1.1.1.1 hoặc bất kỳ IP nào cũng được, vì sau khi cấu hình trên Mikrotik thì sẽ tự động cập nhật IP lên DDNS NO-IP > Nhấn

Bước 2: Cấu hình DDNS No-IP trên Mikrotik

  1. Bạn vào mục System > Scripts > Nhấn vào dấu “+” để tạo Scripts mới
  2. Tại mục Name bạn đặt tên là NoIPDDNS, chọn vào mục Don’t Require Permissions rồi Paste đoạn mã sau vào. Sau đó nhấn Apply > Run Scripts
Scripts này sẽ lấy IP Public của pppoe-out1 và cập nhật lên DDNS bạn đã tạo ở Bước 1

LƯU Ý: Bạn thay giá trị username/password/host thành Email/Password truy cập No-IP, host chính là hostname bạn đã tạo ở Bước 1

Bước 3: Tạo Scheduler để tự động chạy Script cập nhật No-IP

Sau khi cấu hình xong DDNS với No-IP, bạn cần tạo 1 Schedule định kỳ mỗi phút sẽ gọi thực thi Script cập nhật DDNS No-IP, mục đích là kiểm tra và nếu IP Public của pppoe-out1 có thay đổi thì sẽ được cập nhật kịp thời lên No-IP

Bạn sử dụng câu lệnh sau (chạy trên Terminal)

Sau khi chạy xong lệnh tạo Scheduler bạn truy cập vào mục System > Scheduler để kiểm tra xem đã có Scheduler hay chưa

Nếu các bạn cần hỗ trợ các bạn có thể liên hệ bộ phận hỗ trợ theo các cách bên dưới:
Tel: 0236 267 5555
Hotline : 0979 347 999
Ticket: Bạn sử dụng Email đăng ký dịch vụ để truy cập vào hệ thống Ticket và gửi yêu cầu
Email: Bạn có thể dùng email đăng ký dịch vụ gửi trực tiếp về: support@powernet.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *